Bàn bếp có thể nói là nhân vật chính gian bếp vì nó là nơi trực tiếp chế biến ra thức ăn. Chính vì vậy, chọn được vật liệu thích hợp cho mặt bàn bếp là công đoạn rất quan trọng. Vì tính chất đặc thù của không gian nóng, ẩm và phải thường xuyên tiếp xúc với dầu mỡ, mặt bàn bếp cần phải đảm bảo tính tiện dụng, dễ vệ sinh, bền bỉ và cũng phải tạo điểm nhấn cho không gian.
1. Mặt bàn bếp thạch anh
Hiện nay ở Việt Nam, thị trường đang rất chuộng sử dụng đá thạch anh nhân tạo để làm mặt bàn bếp. Khác với đá tự nhiên, đá thạch anh nhân tạo được sản xuất bằng công nghệ rung ép và nén chặt trong môi trường chân không áp suất cao nên bề mặt sẽ không có lỗ hổng. Vì đặc điểm này mà đá thạch anh nhân tạo rất thích hợp để làm mặt bàn bếp, nơi thường xuyên tiếp xúc với nước và dầu mỡ. Ngoài ra thạch anh có khả năng chống bám bẩn và trầy xước cao, dễ dàng làm sạch. So với đá granite, đá thạch anh nhân tạo có độ cứng và bền gần như ngang bằng, nhưng hoa văn và màu sắc có phần đồng nhất hơn.
2. Mặt bàn bếp đá hoa cương
Đá granite, hay còn gọi là đá hoa cương, là một trong những loại đá tự nhiên được ứng dụng nhiều trong xây dựng bởi vẻ đẹp sang trọng và độ bền của nó. Vì là đá tự nhiên nên mỗi đường vân đá đều có sự khác biệt, tạo nên sự độc nhất trên từng sản phẩm. Đặc biệt, đá granite có khả năng chịu nhiệt tốt, giúp đảm bảo an toàn cho những không gian có nguy cơ cháy nổ cao như phòng bếp. Tuy nhiên, mặt bàn bếp granite đòi hỏi đội thợ chuyên nghiệp lắp đặt, ngân sách sửa sang khá lớn và cần phủ lớp chống thấm định kỳ để duy trì độ bóng và hạn chế thấm nước, dù giá thành tương đương đá thạch anh.
3. Mặt bàn bếp laminate
Cho tới thời điểm hiện tại, mặt bàn bếp laminate vẫn là lựa chọn số 1 cho các gia chủ đang tìm kiếm một vật liệu thân thiện với túi tiền, đa dạng mẫu mã và dễ bảo dưỡng. Với vật liệu laminate, gia chủ hoàn toàn có thể tự tay lắp đặt vì các phần mặt bàn đã được đúc sẵn. Từng bị nhiều người sử dụng coi là sản phẩm kém chất lượng, laminate ngày càng được đánh giá cao nhờ hoa văn sắc nét và bề mặt bền bỉ hơn. Tuy nhiên, laminate vẫn có thể bị sứt mẻ và cháy xém, dễ dàng tạo cảm giác rỗng và nhẹ so với các vật liệu khác.
4. Mặt bàn bếp đá cẩm thạch
Nếu gia chủ có mong muốn kiến tạo một không gian phòng bếp cao cấp và sang trọng, sử dụng đá cẩm thạch làm mặt bàn bếp sẽ là một sự lựa chọn hợp lý. Đường vân xám trong đá cẩm thạch không chỉ mang tính thẩm mỹ mà còn giúp che giấu vết mòn và che đi những vết bẩn nhẹ. Tuy nhiên, tương đương với vẻ ngoài sang trọng của nó là giá thành cao. Nếu chi phí của đá cẩm thạch vượt quá ngân sách của gia chủ, hãy thử sử dụng vật liệu này trên các bề mặt nhỏ như đảo bếp hoặc nhà bếp không gian hẹp.
5. Mặt bàn bếp đá travertine
Một lựa chọn bình dân có thể thay thế cho đá cẩm thạch đó là đá travertine. Dù có cái tên khá lạ, travertine là dạng biến thể của đá vôi, thường thấy ở các loại gạch ốp. Để duy trì độ bền và tránh bám bẩn, đá Travertine cần phải phủ lại nhiều lớp bảo vệ thường xuyên. Và dù khá bền, đá này vẫn dễ bị trầy xước.
6. Mặt bàn bếp đá Terrazzo
Mặt bếp đá Terrazzo hiện đại có vẻ đẹp tươi mới, không nhàm chán, được phối từ nhất nhiều loại đá, sỏi, thủy tinh,… độc đáo. Gia chủ có thể lựa chọn theo thiết kế sở thích, theo phong thủy phù hợp và đặc biệt nó sẽ trở thành điểm nhấn đối với người thân, bạn bè khi ghé thăm nhà. Thêm vào đó, thành phần của Terrazzo khiến sản phẩm cực kỳ bền và chịu nhiệt tốt. Vì Terrazzo sử dụng rất nhiều vật liệu tái chế, đây là lựa chọn tuyệt vời cho những ai quan tâm đến yếu tố thân thiện với môi trường.
7. Mặt bàn bếp đá phiến
Đá phiến là một loại đá dày đặc và khá cứng, có khả năng chống bám bẩn tốt. Đá phiến không xốp, giúp làm sạch rất dễ dàng và không có xu hướng chứa vi khuẩn. Với màu sắc đặc trưng là đen, xám và xanh lá cây, đá phiến thường phù hợp cho phong cách nội thất sang trọng và hiện đại. Tuy nhiên, nhược điểm của loại đá này đó là các góc của đá phiến khá giòn, sắc và dễ vỡ khi bị lực mạnh tác động.
8. Mặt bàn bếp bê tông
Mặt bàn bê tông có khả năng tùy biến cao – bạn có thể chọn bất kỳ màu sắc và kết cấu nào. Bê tông trộn tốt với nhiều vật liệu khác nhau, chẳng hạn như kính, ngói và đá cẩm thạch để tạo ra một cái nhìn có một không hai. Bên cạnh vẻ ngoài bắt mắt, bê tông còn chịu nhiệt. Khi nhiệt độ trong nhà tăng lên, bê tông sẽ thu nhiệt và giải phóng nó khi nhiệt độ giảm đi.
9. Mặt bàn bếp gỗ
Gỗ là một vật liệu chịu nhiệt tuyệt vời. Vì vậy gia chủ không cần lo lắng về tuổi thọ của mặt bếp khi đặt nồi hay chảo nóng lên. Ngoài ra sử dụng chất liệu gỗ sẽ giúp tăng cảm giác ấm cúng và thân thiện với thiên nhiên cho không gian bếp.
10. Mặt bàn bếp inox
Mặt bàn bếp inox sẽ thường được nhìn thấy ở nhà hàng hơn là nhà dân, song nó cũng đang dần xuất hiện tại các gia đình. Bởi lẽ, inox có độ bền cao, dễ vệ sinh, vô trùng, chịu được nhiệt và các lớp phủ khác. Do đặc thù khó chế tác, thép không gỉ đòi hỏi tay nghề đặc biệt. Mặc dù có thể khá tốn kém, thép không gỉ có thể là điểm nhấn tuyệt vời cho ngôi nhà hạng sang mong muốn có dáng vẻ của một căn bếp thương mại.